Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng
    Tin Việt Nam
Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Quản lý kiểu 'con khóc mẹ mới cho bú'
Dân kêu ca không có cầu, phải qua sông bằng đu dây, chui túi nilon… thì cầu mới được xây. Cách quản lý này gọi nôm na là “con khóc mẹ mới cho bú”.

 



Phỏng vấn PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ phát triển cộng đồng.

 

Di căn của cơ chế xin - cho




- PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nhìn nhận thế nào về câu chuyện khi dân kêu ca phải vượt suối bằng túi nilon thì cầu được xây, xảy ra vụ bảo mẫu hành hạ dã man trẻ thì nhà chức trách mới đi kiểm tra hoạt động của các nhà trẻ trên địa bàn...?

 

- Cách quản lý này có thể gọi nôm na là “con khóc mẹ mới cho bú”. Nó không có gì mới ở Việt Nam nếu không muốn nói là kiểu quản lý điển hình, phổ biến. Đó là di căn của cơ chế xin – cho đã tồn tại từ hàng chục thập kỷ và đến giờ ta vẫn chưa thể thay đổi được. Dĩ nhiên, việc con khóc mẹ mới cho bú là bình thường. Nhưng một xã hội tiến bộ, phát triển cần phải được tạo lập trên cơ sở con chưa cần khóc thì mẹ đã cho bú một cách khoa học, bền vững, nghiêm chỉnh và bài bản.

 

- Và cách quản lý của ta đang thiếu tất cả những yếu tố ông nêu?

 

- Đúng.

 

- Nhưng dù gì thì nó cũng có tác dụng nhất định, chí ít là còn tốt hơn việc khóc rồi mà vẫn không cho bú chứ?

 

- Vấn đề là, để đi đến một xã hội phát triển, người ta không thể cứ bám riết lấy kiểu quản lý này được. Đó là một bước lùi và nó cho thấy chúng ta đang bước lầm đường chứ không phải là sự lạc hậu, lệch chuẩn nữa. Vì lạc hậu, lệch chuẩn thì còn có thể cải tạo, uốn nắn, nhưng khi đã lầm đường thì phải xác định để quay về vị trí xuất phát. Tiếc là lầm đường đã diễn ra quá dài.

 

Dại gì mà thay đổi

 

- Thử lý giải nguyên nhân của việc lầm đường này quá dài, theo ông thì do đâu? Vì người ta đã không thể nhận thức được vấn đề hay còn có lý do nào khác?

 

- Tôi tin rằng ai cũng nhận ra phải thay đổi phương thức quản lý sang mô hình con chưa khóc mẹ mới cho bú, tức là phải phân cấp, công khai, minh bạch. Thế nhưng, họ lại vẫn cố duy trì phương thức quản lý xã hội cũ, vì người ta đang mang danh đạo lý rằng kiểu quản lý này sẽ khiến họ nhìn thấy được người nào khó khăn sẽ ra tay giúp đỡ. Nhưng đó chỉ là sự ngụy biện. Bởi nguyên tắc quản lý là phải phân cấp cái nhìn, từ đó dễ dàng quy trách nhiệm, đằng này họ nắm trong tay cả rồi (quyền lực và tiền bạc) thì họ còn nhìn thấy gì nữa ngoài việc làm sao có lợi cho mình nhất. Ở mô hình quản lý phân cấp mới có chỗ cho năng lực quản lý chứ kiểu “con khóc mẹ mới cho bú” thì làm gì có.

 

- Nó sẽ có chỗ cho điều gì nếu không phải là năng lực?

 

- Ấy là sự khôn khéo biết cách quan hệ, biết cách xin xỏ, thậm chí là chạy để xin được một dự án nào đó. Mà như thế đâu cần một anh học rộng tài cao, chỉ cần khôn lỏi là được.

 

Phải xin cái để chia chác lớn hơn

 

- Quay trở lại với câu chuyện kiểu báo chí phản ánh cảnh người dân phải đu dây qua sông thì cầu mới được xây. Phải chăng vì cán bộ còn đang bận trăm công nghìn việc nên khó mà nhận ra?

 

- Tôi không nghĩ thế. Ngay cả cái việc họ bảo không có kinh phí thì tôi cũng không tin. Chúng ta còn nghèo nhưng không đến mức không có tiền để xây được những cây cầu tạm cho người dân đi lại, vì chúng ta đã có những công trình nghìn tỉ đấy thôi.

 

- Vậy ông tin vào điều gì?

 

- Suy cho cùng thì đó là hệ quả của việc ta không quản lý nhà nước theo mô hình phân cấp, kiểu con chưa cần khóc thì mẹ đã cho bú. Địa phương không đưa việc xây cầu cho dân của một làng, một xã nào đó vào danh mục ưu tiên. Thay vào đó, có lẽ họ còn mải đi xin làm lễ hội để có cái mà chia chác lớn hơn.

 

Đừng nghĩ tới phát triển, nếu…

 

- Trong câu chuyện quản lý “con khóc mẹ mới cho bú” này, theo ông thì ai sẽ là người được lợi hơn cả?

 

- Đầu tiên là những người được thụ hưởng chính sách ấy. Chẳng hạn, người dân phải chui túi nilon để qua suối thì giờ đây đã có hẳn một cây cầu, như vậy người dân được hưởng lợi trước nhất. Và có một cái lợi nữa rất bất thường: Ấy là tên tuổi, chỉ số niềm tin, thiện cảm vào người trực tiếp đưa ra quyết định điều chỉnh tình hình.

 

- Tại sao ông lại cho như thế là bất thường, khi họ làm những việc được lòng dân như thế?

 

- Bất kể việc nào làm cho dân, có lợi cho dân đều tốt và cần được khuyến khích. Thế nhưng, bộ trưởng, thứ trưởng đâu phải là người đi giải quyết những vấn đề của cấp cơ sở. Họ phải làm những việc mang tính vĩ mô, bao quát, xứng tầm hơn chứ. Làm thế khác nào đem dao mổ bò đi giết gà. Đấy phải là việc của địa phương đó mới đúng chứ. Chính cách quản lý của ta đang khiến cho việc quản lý trở nên chồng lấn nên mới có chuyện chỉ khi có quyết định, chỉ đạo từ phía Trung ương thì địa phương mới làm, dù đó là những việc đáng ra cơ sở phải giải quyết.

 

- Trong khi chưa thể từ bỏ được cơ chế xin cho thì theo ông, điều gì chi phối việc những người có trách nhiệm sẽ phải biết đâu là vấn đề cần ưu tiên cho dân sinh ở địa phương đó, rằng xây một cây cầu cấp thiết hơn là xin một cái lễ kỷ niệm?

 

À, cái này không dễ đâu. Đừng bao giờ ảo tưởng rằng người ta sẽ tự chuyển đổi, tự biết việc làm cái cầu lợi cho dân hơn là xin một cái lễ kỷ niệm. Vì thế, phải bắt họ chuyển đổi thôi. Phải thay đổi toàn diện cả hệ thống sang phương thức quản lý vì dân thực sự chứ không thể trên danh nghĩa vì dân mới mong làm được. Đừng tưởng cán bộ của ta không nhận thức được. Họ nhận thức được cả đấy, nhưng họ đâu có muốn thay đổi, vì vấn đề quyền lực, lợi ích cả thôi.




- Cụ thể bằng cách nào, thưa ông?

 

Phải tạo ra cơ chế giám sát, ép buộc, phản biện... Chẳng hạn, việc tái cơ cấu kinh tế, có Quốc hội can thiệp thì mới làm chứ chờ người dân “khóc” thì khó lắm. Nói chung, đó là một việc lâu dài, chúng ta đang dần thực hiện nhưng kết quả vẫn chưa được rõ nét. Song cần thẳng thắn rằng, nếu không chuyển đổi phương thức quản lý, từ bỏ cơ chế xin cho thì chúng ta đừng bao giờ nghĩ tới câu chuyện phát triển.

 

- Trân trọng cảm ơn ông!
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)
    Quảng Bình lập Ban chỉ huy tiền phương tìm kiếm 11 ngư dân mất tích (06-05-2024)
    Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam (06-05-2024)
    Một người chết, hàng chục người ở Thái Bình nhập viện sau bữa cỗ có tiết canh dê (06-05-2024)
    Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng! (06-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi khiến 6 công nhân tử vong: Tạm giữ giám đốc, hoãn xuất cảnh 7 người nước ngoài (04-05-2024)
    Chồng và cháu gái bà Trương Mỹ Lan kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt (04-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Tạm giữ Giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài (04-05-2024)
    Bị sét đánh ngay cơn mưa đầu mùa, người đàn ông không qua khỏi (04-05-2024)
    Vụ cô gái chết khô trên sofa: Có khả năng sử dụng thuốc khiến thi thể khô lại? (04-05-2024)
    Người đàn ông chết trong căn nhà khóa trái, kế bên là người phụ nữ bị tai biến (03-05-2024)
    MIỄN NHIỆM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ (03-05-2024)
    Rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông (03-05-2024)
    Công an thông tin vụ bắt gã đàn ông chém nhiều người, 1 nạn nhân tử vong (01-05-2024)
    Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô (01-05-2024)
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ (01-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Nhìn từ vụ JTC: “Ma trận” quản lý ODA (31-03-2014)
    Từ nghi án hối lộ 16 tỷ, 'lộ' vụ 'nghiên cứu' 7 tỷ USD (28-03-2014)
    Việt Nam muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ (28-03-2014)
    'Một mình mấy ông dự án không nuốt trôi 16 tỉ đồng đó đâu' (27-03-2014)
    TS Lê Đăng Doanh: Vẫn còn nạn quân xanh - quân đỏ (26-03-2014)
    Vương triều Nguyễn đối sách với thuyền nước ngoài ở Hoàng Sa (25-03-2014)
    “Nghi án” hối lộ: JTC, PCI và thanh danh quốc gia (24-03-2014)
    Báo chí quốc tế đánh giá cao quan hệ đối tác Việt-Nhật (21-03-2014)
    Việt Nam - Nhật Bản: Nắng mưa cùng thuyền (21-03-2014)
    Những phát biểu ấn tượng của chính khách VN trên nước bạn (19-03-2014)
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu gọi không dùng vũ lực ở Biển Đông (19-03-2014)
    Chủ Tịch nước: Việt Nam - Nhật Bản là những người bạn chân thành (17-03-2014)
    Lời thề của Đại tướng ở Trường Sa năm 1988 qua con mắt tướng Lâm (17-03-2014)
    Hải chiến Trường Sa 1988: cá mập (KỲ 3) (14-03-2014)
    Hải chiến 1988: bất tử trên đảo Gạc Ma (Kỳ 2) (14-03-2014)
    Gặp những người lính trong trận hải chiến Trường Sa 1988 (Kỳ 1) (13-03-2014)
    Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa: Máu của những người con đất Việt (11-03-2014)
    Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa: Lời tuyên thệ trước chủ quyền thiêng liêng (11-03-2014)
    Chủ tịch nước sắp thăm Nhật Bản (10-03-2014)
    Còn đâu văn hóa Hà Nội? (07-03-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152967573.